Xs3M

Phong trào chơi môtô phân khối lớn ở Việt Nam có thể chia làm 2 giai đoạn, trước và sau 2007. Từ 200 hình doraemon

【hình doraemon】'Gian nan chơi xe phân khối lớn tại Việt Nam'

Phong trào chơi môtô phân khối lớn ở Việt Nam có thể chia làm 2 giai đoạn,ơixephânkhốilớntạiViệhình doraemon trước và sau 2007. Từ 2007 trở đi, khi nhà nước chính thức cho nhập loại xe này, thị trường dần nhộn nhịp hơn khi các đơn vị nhập khẩu xe xuất hiện, sau đó là những hội, nhóm chơi xe phân khối lớn.

Nói là mở cửa nhưng thị trường không ngay lập tức phát triển nhanh. Giai đoạn đầu các năm 2007-2009, số lượng xe nhập về Việt Nam vẫn còn rất ít so với nhu cầu người chơi khi đó. Ở TP HCM, lác đác vài cửa hàng trên đường như Nguyễn Cư Trinh, quận 1 hay Hồng Bàng, quận 5 là những nơi người mê xe môtô phân khối lớn tìm đến.

Chơi môtô những ngày đầu rất khó khăn. Nhà nước cho phép nhập xe về bán nhưng không có hướng dẫn cụ thể về bằng lái A2, điều kiện bắt buộc để người chơi sở hữu xe có thể lưu thông hợp pháp ra đường. Bằng lái A2 khi đó chỉ được cấp cho các hội, nhóm môtô chính quy thuộc Sở, Liên đoàn... Vì vậy mới có chuyện nhiều người muốn thi bằng lái A2 phải tìm cách "chạy" để có giấy hội viên của Sở, Liên đoàn. Đến khi sở hữu được giấy này, việc thi bằng A2 sau đó cũng cam go không kém.

Nhu cầu thi bằng A2 xuất hiện cũng là lúc các tay "cò" xuất hiện, hứa hẹn lo cho khách từ A đến Z nhưng đa phần là lừa đảo. Có nơi 6 triệu, có nơi 9 triệu, có nơi 12 triệu đồng, người chơi nộp tiền cho "cò" rồi chờ ngày thông báo đi thi. Nếu bị lừa thì coi như mất trắng. Nếu thật thì có lúc bị gọi từ 5 giờ sáng để lên trường thi trên đường Cộng Hòa, quận Tân Bình. Chờ mòn mỏi từ đó đến trưa và được thông báo hủy thi A2, thế là đi về.

Những người chơi môtô với nhau cứ nghe nơi nào có tổ chức thi A2 là lên đường. Có lúc chúng tôi kéo nhau xuống Vũng Tàu để thi, nhưng tới nơi không có ai, lại đi về. Vũng Tàu, Phan Thiết, Đông Nai, Long An, 24 quận, huyện của TP HCM, nghe chỗ nào có tổ chức thi là chúng tôi đăng ký. Đó là chuyện đi thi lấy bằng, còn bằng giả thì muôn hình vạn trạng.

Một biker trên chiếc Harley-Davidson Pan America 12500. Ảnh: Huỳnh Hải

Một biker trên chiếc Harley-Davidson Pan America 1250. Ảnh:Huỳnh Hải

Những năm đó, cộng đồng chơi môtô phân khối lớn sở hữu bằng giả không phải là chuyện hiếm. Có người bị lừa làm bằng giả nhưng cũng có người cố ý làm bằng giả. Bằng giả khoảng 3 triệu đồng là có tùy theo chất lượng. Có nơi đòi 1,5 triệu đồng cũng làm được bằng giả, nhưng loại này nhìn là biết, không thể qua mắt được cơ quan chức năng.

Tôi nhớ có lần ngồi cà phê với nhau, một người đưa bằng ra khoe là bằng thật, mua với giá 12 triệu đồng. Trong nhóm có người nhiều kinh nghiệm, nhìn và chỉ ra bằng giả nhờ phát hiện chữ GPLX nhòe, lem mực. Ông khoe bằng rất giận, chỉ biết cười trừ khi trót tin tưởng tay "cò" làm bằng.

Ngày xưa là vậy, vì số lượng xe ít nên khi ra đường ai cũng ngoái nhìn, xuýt xoa khen ngợi. Có người đến cạnh xe xin sờ thử, hoặc ngồi lên xe cảm nhận. Thời đó ít ai có điện thoại có camera để quay phim, chụp ảnh như bây giờ. Ai sở hữu môtô cũng thích thú vì được nhiều người chú ý.

Sau bằng lái đến giấy tờ xe. Môtô những năm đó phổ biến 5 loại. Thứ nhất là xe Hải quan chính ngạch. Thứ hai là xe thanh lý, tức xe từ nhà nước thanh lý ra. Thứ ba là xe thanh lý dỏm, loại xe do "cò" chào hàng nhưng để lừa đảo tiền của khách có nhu cầu. Thứ tư là xe "mẹ bồng con". Thứ năm là xe nhập lậu 100% với giấy tờ, số khung, số máy đều là giả.

Tùy vào khả năng tài chính của mỗi người mà họ chọn chơi xe theo kiểu nào trong số 5 loại trên. Những người chơi xe kèm giấy tờ giả thì xác định xe ra đường là chạy, đèn đỏ ban đêm là quẹo, ít dám đứng chờ. Vì số lượng môtô ít, cơ quan công an thường xuyên kiểm tra để xử lý các xe dùng giấy tờ giả. Khi bị phát hiện giấy tờ giả, chủ xe coi như mất chiếc xe đó.

Bản thân tôi không chơi xe "mẹ bồng con" vì sợ phiền người khác. Ví dụ mình dùng xe và vi phạm lỗi nào đó và bỏ xe, khi cảnh sát kiểm tra thì lỗi "trả ngược" về cho chủ xe có giấy tờ gốc, hợp pháp. Họ không bị vấn đề gì về pháp lý nhưng mất thời gian chứng minh, giải thích cho cơ quan chức năng.

Có nhiều lý do khiến không ít người chơi xe giấy tờ giả. Chẳng hạn như ai đó thích một dòng xe nhưng không có ở Việt Nam và Campuchia lại có. Số khác vì lý do tài chính nên không thể chọn xe chính ngạch. Hoặc cũng có trường hợp không muốn mua xe chính ngạch nhằm né thuế.

Thị trường môtô phân khối lớn ở Việt Nam hiện tại đã khác nhiều. Các hãng xe lớn trên thế giới gần như có mặt đầy đủ, bằng lái A2 thi dễ dàng nên việc chơi môtô không gặp nhiều trở ngại như trước. Những môtô giấy tờ giả, xe "mẹ bồng con" vẫn còn nhưng rất ít ỏi... Luật pháp hiện nay cũng khắt khe hơn, công nghệ thông tin được ứng dụng vào quản lý dữ liệu giúp cho việc xác minh một chiếc xe rất nhanh. Vì thế, chơi xe với giấy tờ "dỏm" đi cùng nhiều rủi ro pháp lý, thậm chí bị xử lý hình sự.

Hơn 16 năm qua, có thể nói phong trào chơi xe phân khối lớn ở Việt Nam đã thay đổi hoàn toàn. Nhiều hội nhóm chơi xe bài bản, chuyên nghiệp nhưng cũng có nơi ngược lại và số này chiếm lượng nhiều hơn. Họ không làm cho mọi người thấy cái tích cực trong việc chơi xe, thay vào đó là những thứ phản cảm như chạy quá tốc độ, nẹt pô, lấn làn...

Tôi cho rằng, văn hóa chơi xe quyết định phần nhiều đến cách nhìn nhận và đánh giá của cộng đồng đối với môtô. Bản thân chiếc xe không có lỗi mà là người cầm lái nó tạo ra. Cộng đồng chơi xe phân khối lớn ở Việt Nam đang ngày càng phát triển về số lượng, nhưng mặt chất lượng lại đi lùi.

Độc giảV. T

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap